"Chúng tôi và Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi Nhật Bản thể hiện sự minh bạch và cho phép tất cả quốc gia quan tâm quyền tiếp cận toàn bộ thông tin về việc xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Nhật Bản vẫn chưa làm như vậy",áobuộcNhậtkhôngthôngbáođầyđủvềnướcxảthảmelbourne người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết ngày 4/10.
Bà Zakharova cáo buộc Tokyo chưa phản ứng đúng cách và chưa đảm bảo được không có mối đe dọa nào, kể cả mối đe dọa lâu dài, từ việc xả thải ra biển.
"Hầu hết lo ngại từ Nga sẽ hoàn toàn được loại bỏ ngay lập tức nếu Tokyo dừng quá trình xả thải", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói, thêm rằng Trung Quốc cũng có quan điểm tương tự.
Nhật Bản hôm 24/8 lần đầu xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima qua một cống ngầm dài khoảng một km ra biển. Đợt xả thải đầu tiên kéo dài 17 ngày, xả tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển. TEPCO, đơn vị điều hành Fukushima, thông báo mẫu nước biển ở ngưỡng an toàn sau khi nhà máy hạt nhân này xả thải.
Đợt xả thải thứ hai sẽ bắt đầu vào ngày 5/10. Nhật Bản lên kế hoạch xả thải 4 lần trong năm tài khóa 2023 (từ nay đến tháng 3/2024), dự kiến xả tổng cộng 31.200 tấn nước.
Nhật Bản tháng 3/2011 hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị ảnh hưởng. TEPCO phải xử lý khoảng 1.000 bể thép chứa 1,34 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng.
Khi không còn đất xây bể chứa và cần giải phóng không gian, giới chức Nhật Bản từ năm 2021 bắt đầu lên kế hoạch xả dần nước thải qua xử lý xuống biển. Nước được lọc, pha loãng triệt để, loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro.
Ngay sau khi Tokyo xả thải, Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu toàn bộ sản phẩm thủy hải sản nguồn gốc Nhật Bản. Cơ quan quản lý ở Nga tháng trước nói rằng nước này cũng đang xem xét áp lệnh cấm cùng Trung Quốc.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)