Trước đây,ýdobạntôibỗngđưaconđihọcthêmdùxanhàtrực tiếp bạn cấp ba của tôi có dịp lên thành phố chơi và ngủ nhờ nhà tôi một đêm. Bạn bè lâu ngày gặp, chúng tôi hàn huyên đủ thứ chuyện, trong đó có cách nuôi dạy và cho con đi học thế nào. Thấy vợ tôi đưa rước con đi học liên tục trong buổi chiều, bạn tôi thắc mắc: Con đi học gì mà nhiều thế?
Tôi và vợ cười và nói học đủ thứ, vừa tốn tiền vừa tốn công dữ lắm. Nào là học thêm, học ngoại ngữ, học năng khiếu... Bạn khen con tôi mạnh dạn, nói năng rõ ràng và mạnh dạn hơn nhiều so với con của bạn và những đứa trẻ cùng lứa. Sau đợt đấy, bạn về quê và chịu khó chạy xe đưa rước mỗi ngày 20 km cả đi lẫn về để con lên thị trấn học ngoại ngữ.
Lâu lâu nhắn tin, bạn cũng hỏi thăm con tôi và khoe con bạn năm nay học ra sao, định hướng tương lai làm gì... Bạn nói từ sau khi lên nhà tôi, bạn mới nhận ra trẻ con ở quê rất thiệt thòi so với ở thành phố. Trẻ ở quê vừa phải làm việc nhà, vừa phụ giúp cha mẹ kiếm tiền nhưng một trong những điều thiệt thòi là muốn học thêm kỹ năng hay ngoại ngữ cũng rất khó kiếm chỗ.
Bạn tôi lo lắng con mình sẽ bị tụt hậu so với bạn bè cùng trang lứa: Cạnh tranh với lũ trẻ nhà thị trấn đã thấy lo lo, nói gì đến những trẻ ở thành phố. Chính vì thế, bạn tôi quản chặt việc học hành của con chứ không còn lơ mơ như trước.
Về cơ bản, tôi đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết Muốn con học nhàn nhưng vẫn kiếm được việc nhẹ lương cao. Rất hiếm có một đứa trẻ nào có tinh thần tự giác học tập cao độ mà luôn ham chơi.
Tôi đồng ý là bây giờ học qua Internet không tệ, tài liệu miễn phí nhiều nhưng thử hỏi, nếu giao một điện thoại hay máy tính cho trẻ, có đứa nào sẽ tự nguyện học hay chỉ xem phim, lướt Facebook?
Bây giờ con tôi không còn đi học thêm nữa nhờ tôi đã rèn cho cháu thói quen tự mày mò học tập. Có lúc, không giải được bài toán là cháu bỏ cả ăn, trong lòng lo lắng. Tôi xót con nhưng cũng thấy vui vì cháu đang có trách nhiệm với bản thân, với sự học.
Thói quen tự giác học tập này không đến từ mong mỏi muốn con học nhàn nhã, học mà chơi như nhiều phụ huynh đang thể hiện. Cuộc sống hiện đại dù muốn hay không thì sự cạnh tranh xuất hiện khắp nơi: thi vào lớp 6, lớp 10, đại học, phỏng vấn xin việc, thăng chức công ty...
Dĩ nhiên giai đoạn nào cũng có áp lực của nó cả và khi ở độ tuổi đi học thì thấy việc học là nặng, nhưng lúc đi làm bạn sẽ thấy công việc và KPI mới là nặng, rồi ước mình quay lại lúc còn đi học để thoải mái hơn...
Nguyễn Luận
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.